Monday, September 15, 2014

Lại chuyện học trò của tôi

Lại chuyện học trò của tôi
(to my lovely students Justina, Lester, and Nguyên)

Tôi dạy cả chữ lẫn dạy hát. Một hôm đang dạy chữ thì bỗng nhiên thấy con bé giơ tay lên, hỏi con bé "con muốn gì" thì con bé chạy lên nói nhỏ vào tai "chút nữa con muốn hát bài Mùa Xuân Đến". Bèn hứa với con bé là cuối buổi học sẽ cho con bé lên hát để con bé vui lòng !

Nhóc khác thì khi hát "Anh em ta về cùng nhau sum hợp này, một, hai, ba, bốn, năm, ..." thì nhóc chỉ hát thật to 5 chữ "một, hai, ba, bốn, năm", chỉ vì các chữ khác thì không thuộc !

Nhóc khác nữa thì thuộc lòng cả bài "Tết đến rồi". Nghe ba mẹ nhóc kể lại là hôm Tết mỗi khi được lì xì một đồng thì nhóc đứng khoanh tay hát nguyên cả bài này . Cả nhà khoái quá và do đó tất cả chú, bác, cô, dì, ... mỗi lần lì xì thì chỉ lì xì vỏn vẹn một đồng, nhưng lì xì nhiều lần, vì mỗi lần như vậy thì được nghe nhóc hát !

Đi dạy Việt Ngữ là vậy, tuy không có lương, nhưng được bù lại bằng những chuyện cỏn con như vậy !

Thursday, September 11, 2014

Những gian hàng di động tại miền Tây

Những gian hàng di động tại miền Tây

Người dân miền Tây dùng những loại xe đẩy để bán hàng tất cả các loại hàng từ tạp hoá, đến trái cây, thịt cá, và cả quần áo nữa ... 

Có những xe như một cái chợ nho nhỏ, bán từ cọng hành, trái chanh, trái ớt, cho đến thịt, tôm, cá, ...
Đây là vài hình ảnh về "cửa hàng quần áo thời trang di động" và xe tạp hoá ...

Cửa hàng quần áo thời trang di động:




Xe bán tạp hoá:

Bánh khọt Long Hải

Bánh khọt Long Hải

Quán đang vắng hoe, khi tụi này kéo vào thì bỗng nhiên quán trở nên đông nghẹt ! Mỗi cái bánh có một con tôm đo đỏ ! Khuôn bánh thì thật là vĩ đại , có thể đổ một lượt vài chục cái bánh khọt !!!






Trái Sa Kê


Trái Sa Kê lăn bột chiên

Cứ nghe nói về trái Sa Kê (chứ không phải rượu Sa Kê của Nhật) hoài, mà không có dịp trông thấy và nếm thử . "Tương truyền" rằng, trông như trái mít, và trái Sa Kê chỉ gọt ra cắt thành khúc và đem chiên như chiên chuối chiên, khoai lang chiên là ngon nhất !

Lần này may mắn, vì gần nhà trọ có 1 quán nhỏ bán sa kê chiên và chuối chiên, lật đật mua ăn thử ! Ăn vào thấy bùi bùi như ăn khoai lang chiên, và thật ra giá của nó cũng bằng với khoai lang chiên, là khoảng 5 ngàn hay 3 ngàn gì đó một miếng !

Trái Sa Kê nhìn bên ngoài như trái mít nhỏ:
 Sa Kê lăn bột chiên là những miếng lớn nằm phía dưới. 
Những miếng nhỏ nằm phía trên là chuối chiên:

Cây và trái Sa Kê:

Quán nước tại Long Hải

Quán nước tại Long Hải

Tuy Long Hải khá gần với Vũng Tàu, hơn nữa từ khi xây cầu Cửa Lấp thì từ Vũng Tàu sang Long Hải chỉ hơn nửa tiếng, nhưng Long Hải còn giữ khá nhiều tính chất mộc mạc của nó ! Đây là hình ảnh của một quán nước ven đường tại Long Hải.


Xe lôi ở miền Tây

Xe lôi ở miền Tây

Xe lôi, bao gồm xe lôi đạp và xe lôi máy, cũng còn là 1 phương tiện chuyên chở chủ lực ở miền Tây, vì nó gọn, lại rẻ và tiện dụng, tuy nhỏ nhưng chở được rất nhiều thứ khác nhau ! Trong hình là xe lôi chở gỗ, và đặc biệt là xe lôi chở những tấm tôle lợp nhà . Chỉ cần 2 chiếc xe lôi nối lại là có thể chở được các tấm tôle có chiều dài bằng chiều dài của cả nguyên căn nhà ...


 Chiếc xe lôi này kéo cả nguyên tấm tôle dài bằng chiều dài của nguyên căn nhà:

Nhà nghỉ Hải Vân tại cù lao Hòa Hảo

Nhà nghỉ Hải Vân tại cù lao Hòa Hảo

Đây là hình chụp tại nhà nghỉ Hải Vân tại cù lao Hòa Hảo và giá cả tại đó.
Nói là làng Hòa Hảo hay cù lao Hòa Hảo nhưng thật ra ngày nay vùng này bị chia cắt ra thành những xã và và thị trấn mang những cái tên hoàn toàn mới, không liên hệ gì đến 2 chữ Hòa Hảo, như Phú Mỹ, Phú Tân, Tân Hòa, Tân Trung, ... Cái tên Hòa Hảo hoàn toàn bị xoá đi, không còn vết tích gì nữa !
Đó là một đêm sôi nổi tại nhà nghỉ Hải Vân, bia và đồ nhậu được đem lên tận phòng ngủ, vì tối hôm đó có World Cup 2014, và đêm đó hình như đội Đức cho đội chủ nhà Brazil một mối hận ngàn thu với tỷ số 7-1 !!!

Như đã nói, cái tên Hòa Hảo không còn, mà chỉ có tên xa lạ là thị trấn Phú Mỹ:



Con sông Vàm Nao và cù lao Hòa Hảo

Con sông Vàm Nao và cù lao Hòa Hảo


Qua chiếc phà Thuận Giang bắc qua con sông Vàm Nao là vào địa phận cù lao Hòa Hảo ngày xưa ! Con sông Vàm Nao là con sông đặc biệt, vì nó không có nguồn, mà chỉ là con đường tắt nối liền sông Tiền và sông Hậu, do đó, sóng nước ngược chiều nhau tạo thành sóng xoáy, nước ngược, rất khó chèo chống !
Cũng vì vậy nó là nơi trú ẩn của loài cá bông lau to, mỗi con có thể vài ký lô, chứ không như những loại cá bông lau nhỏ, mỗi con dưới 1 ký ở khu vực hạ lưu sông ...
Con sông Vàm Nao cũng là chủ đề trong một câu ca dao nổi tiếng:
"Ở trên Châu Đốc, ngó xuống Vàm Nao,
Thấy con cá bông lau, nó nhẩy nhào vô lưới,
Anh ngồi anh chắt lưỡi ...
Biết đến chừng nào, mới cưới được em ?"






Cưới được hay không thì ... hên xui, còn chúng ta đi tiếp qua sông, đến đại bản doanh của Phật Giáo Hòa Hảo, một tôn giáo cứ hay nghe nói tới, nhưng ít người biết nó nằm ở đâu !
Ngôi chùa (hình như là còn lại duy nhất) của Phật Giáo Hòa Hảo nằm trên con đường 954, qua sông rồi thì cứ hỏi người dân thì ai cũng biết, vì có lẽ hơn 90% dân địa phương theo đạo này ! Hôm đó may mắn thay là người ta chuẩn bị cúng lễ gì đó, cho nên các tín đồ mua bông về cắm hoa tưng bừng sau chùa, rất đẹp. Cổng vào chùa chia thành Đông Môn và Tây Môn, cửa chùa cũng chia làm 2 bên Thiện Nam, Tín Nữ, 1 bên để chuông, 1 bên để trống, ...


An Hòa Tự (chùa Hòa Hảo):
Tây Môn:

 Đông Môn:
 Thiện Nam:
 Tín Nữ:
 Chuông:
 Trống:
 Cắm hoa sau chùa: