Tuesday, February 16, 2016

Họp mặt giao thừa 2007 và các món ăn dân dã miền Tây

Họp mặt giao thừa 2007 và các món ăn dân dã miền Tây 

Bông và lá sầu đâu


Hôm nay hơi rãnh nên kể cho bà con nghe các món ăn hôm họp mặt giao thừa Tây tại nhà ba mẹ Tuấn (ox Bính Thuỷ)
Công nhận mẹ của Tuấn cưng dân LQD quá, lần nào cũng cho ăn toàn là món ngon và lạ , trước hết xin kể cho bà con về món gỏi sầu đâu ....

Gỏi sầu đâu
Cái tên sầu đâu nghe rất lạ , có lẽ ít người biết !
Nói là gỏi sầu đâu, chứ thật ra trong gỏi chỉ thấy bông sầu đâu , chứ không thấy thân hay lá chi cả , có lẽ thân và lá không ăn được !

Bông sầu đâu nho nhỏ , màu xanh trắng , và mọc thành chùm như bông ngâu ! Ai mê uống trà ngâu thì có lẽ còn nhớ loại bông nhỏ li ti màu vàng nghệ rực rỡ này ! Hôm nọ đi chợ 99 Ranch thấy có bán cây bông ngâu, đang có cả bông, làm nhớ đến VN những ngày con nhỏ, hay ngắt bông ngâu này bỏ vào chén trà cho thơm !

Bông sầu đâu cũng vậy , cũng thành chùm nho nhỏ , kích thước cũng y hịt, còn vị thì hơi đăng đắng như khổ qua !
Ai ăn khổ qua được thì cũng có lẽ cũng ăn sầu đâu được ! Gỏi sầu đâu , ăn cũng hơi giống gỏi khổ qua, và cũng có những cọng cá khô xé nhỏ ra thành sợi dài dài , làm cho món gỏi thêm đậm đà .... !

Món gỏi sầu đâu này không có mặn mà cao sang, nó chỉ làm cho người ăn nhớ đến những hương vị bình dân, có mặn mà, có đắng cay , có giòn tan , .... cũng như cuộc đời của những người dân bình thường .... !


Hôm đó, ngoài món gỏi sầu đâu còn có món bún nhâm !

Tô bún nhâm gồm có những cọng bún bình thường, loại hơi mập mạp, cộng với dưa chuột xắt nhỏ thành sợi dài , được rắc lên lên 1 mớ tôm khô đã xay nhỏ và xào cho khô lại {như trong bò bía vậy}, có thêm vài thứ gia vị lặt vặt và trên cùng là chan 1 muỗng nước cốt dừa béo ngậy lên trên , và ăn chung với nước mắm ! :)

Món này mùi vị từa tựa món bánh tầm bì , nhưng bánh tầm bì thì có cọng bún lớn hơn nhiều ! :)

Càng sâu xuống miền Tây, thì món ăn càng ngọt , và có nước dừa càng nhiều , gia đình Tuấn là dân Hà Tiên, là điểm cuối cùng của đất nước, và các món ăn bác gái nấu hay có nước dừa trong đó, đúng theo kiểu cách của dân miền Tây chính hiệu ! :)

Kế tiếp, sẽ là món bún kèn ..... ! :)

Trong các món ăn hôm giao thừa Tây tại nhà ba mẹ Tuấn ,
thì có món bún kèn, và cái tên bún kèn làm nhớ lại thời xa xưa ........

........

Hùi đó, hùi xưa lơ, xưa lắc, lần đầu biết được chữ bún kèn, bún chóc là do quen với ... bà xã ! :)

Bún kèn, cùng với bún chóc , có lẽ có nguồn gốc từ Cambodia, hoặc từ những vùng có nhiều tôm cá và sát với biên giới Cambodia như Châu Đốc, Long Xuyên , Hà Tiên, ... Trong khi phần lớn các loại bún ở VN được nấu bằng thịt , hoặc tôm cua ốc {như bún riêu, bún bò, bún suông, bún mọc ....}, thì bún kèn và bún chóc chỉ được nấu toàn bằng cá ....

Loại cá được ưa chuộng nhất để nấu bún kèn , bún chóc là cá lóc , nhưng cá này mắc quá, cho nên từ từ được đôi:? thành cá gúng {tức cá thiều} , và cuối cùng sau này thì là cá bông lau

Nhà bà xã hồi xưa, hay nấu 2 món bún kèn và bún chóc để bán ngoài chợ  . Hồi đó than củi mắc lắm, cho nên mẹ của bà xã hay dùng vỏ dừa khô cho rẻ , cũng 1 phần vì bún kèn cần xài dừa khô để lấy nước cốt dừa, cho nên có sẵn vỏ dừa /. Mỗi lần nấu, khói um lên cả nhà, con mắt cay xè , ho sặc sụa , may mà nấu ở ngoài sân cho nên cũng đỡ khổ !

Cá đem về, luộc cho chín, rùi lóc lấy xương bỏ ra hết . Thịt cá thì đem lên chảo xào cho khô lại , vừa xào vừa dầm cho miếng cá nhuyễn ra thành từng miếng nhỏ ! Những miếng cá xào này là thành phần chính trong nồi nước lèo của món bún kèn , bún chóc .

Tuy bún kèn và bún chóc đều được nấu bằng cá, nhưng vẫn có sự khác biệt /. Bún kèn thì ngọt , vì được cho thêm đường vào, có nước cốt dừa lẫn trong nước lèo, có cả bột nghệ cho nên nước lèo màu vàng rất đẹp !
Còn bún chóc thì không màu, không ngọt , nhưng lại có thêm một thành phần đặc biệt là củ ngải bún .... !

Dân Saigòn, hễ nghe tới chữ củ ngải là sợ xanh mặt , vì biết bao lời đồn đại chung quanh việc dùng ngãi làm bùa , và hùi đó thì tui cũng hơi ớn ớn .... nhưng thật ra, củ ngải này chỉ là ngải bún, dùng để nấu bún cho nên hiền lắm !
Củ ngải bún to cỡ ngón tay, hình dáng giống củ sâm hoặc củ cà rốt , được cạo vỏ ra, xắt nhỏ và thả vào nồi bún chóc cho nên tạo ra 1 hương vị đặc biệt mà chỉ bún chóc mới có mà thôi ....! :)

Cũng như các loại bún khác, bún kèn và bún chóc được ăn chung với rau sống, rau muống chẻ , .....

Ngồi ăn tô bún kèn , nhai nhai miếng cá xào, làm nhớ tới hồi mấy chục năm trước , cũng hay bưng tô bún kèn lên húp sùm sụp tại nhà bà xã, nay mẹ của bà xã đã mất rồi, nhà hong còn ai nấu bún kèn, bún chóc ngon như xưa nữa .......!

Ngày hôm đó còn 3 món ăn chơi nữa là : bánh nậm , bánh khọt , và cốm dẹp !

Bánh nậm do mẹ Tuấn tự đổ lấy , công phu từng chiếc bánh ! Bác gái tráng 1 lớp bột mỏng lên trên cái chảo dẹt , rồi chờ lớp bộ chín, hớt ra cho vào dĩa, bỏ nhân vào và cuốn lại ! Y hịt như cách làm bánh cuốn Thanh Trì vậy !
Do nhà làm , và còn nóng hổi , cho nên bánh nậm này không cần 1 lớp lá chuối màu xanh ở ngoài như các chợ hay bán ! :)

Còn bánh khọt , là món đơn giản nhưng thuộc loại ngon nhất ! Bánh khọt này theo đúng kiểu VN, có nước dừa beo béo, mà bột lại mềm mại , chứ không cứng ngắc như trong các nhà hàng {dù là nhà hàng nổi tiếng như Vũng Tàu ở SJ, hoặc Gia Hội ở Oangẻ , ....}
Bánh khọt là ngon nhất , ăn một lại muốn ăn hai .... !!! :)))

Món tráng miệng là món cốm dẹp ! Món cốm này cũng home made, có nghĩa là làm lấy ở nhà , không biết làm cách nào , vì thường thì cốm dẹp được làm bằng lúa non và hay có màu xanh lá mạ ! Cốm dẹp này màu vàng , nhưng ăn cũng lực xực , dẻo dẻo , lại có thêm những cọng dừa khô bào nhỏ , rắc vô chung , cho nên mùi và vị cũng gần tương tự như các loại cốm bên nhà !!! :)))

Chỉ có các mini reunion nhà ba mẹ Tuấn hay nhà Bính Thuỷ thì bà con mới được thưởng thức các món ăn ngon lạ của VN !! :))

Các thực khách khi ra về còn lại được ... tặng quà !!!
Người thì gói cốm dẹp , kẻ thì được khuôn làm bánh
khọt {do bác gái mới đem từ VN về} !!! Quá đã !!! 

Cám ơn gia đình Bính Thuỷ và Tuấn nhiều nhiều lắm lắm ! 

San Diego, Jan 8, 2007

No comments:

Post a Comment